Những ngôi chùa linh thiêng nên tới thăm khi du lịch Hà Nội

Hà Nội gói ghém trong mình cả nét đẹp của thành phố thủ đô hiện đại, cả cái thâm trầm của cốt cách hào hoa và cả những linh thiêng biết bao đình, chùa, miếu, mạo. Không giống như những địa điểm du lịch trong nước khác khi mà việc nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí được chú trọng, quan tâm hơn, Hà Nội thu hút du khách một phần bởi chính những chốn linh thiêng lâu đời của văn hóa và tôn giáo.

Tháng 7 âm lịch đã tới, chắc hẳn ai cũng có một tâm niệm muốn đi chùa cầu an cho bản thân, cho gia đình, cho những người thân yêu. Hi.com.vn giới thiệu cho bạn những ngôi chùa linh thiêng ờ Hà Nội mà có thể bạn sẽ muốn ghé qua một lần khi đi du lịch tới đây.

1, Chùa Quán Sứ

nhung-ngoi-chua-linh-thieng-nen-toi-tham-khi-du-lich-ha-noi

Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Trước đây, khu vực này thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên. Chùa thờ Phật và thờ vị quốc sư triều Lý là Nguyễn Minh Không.

Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, thời vua Lê Thế Tông đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón sứ giả của các nước. Vì các sứ thần đều sùng đạo Phật nên đã xây thêm một ngôi chùa trong khuôn viên tòa nhà này. Qua thời gian, di tích của tòa nhà tiếp đón sứ thần đã không còn mà chỉ còn lại ngôi chùa Quán Sứ.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kì đặt trụ sở tại chủa Quán Sứ. Năm 1942, chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay. Hiện nay, chùa là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

nhung-ngoi-chua-linh-thieng-nen-toi-tham-khi-du-lich-ha-noi-1

Chùa Quán Sứ không chỉ có kiến trúc đặc sắc mà còn có những câu đối bằng chữ quốc ngữ và tại gian Quan Âm đang trưng bày pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với kích cỡ như người thật.

Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa linh thiêng và thanh tịnh bậc nhất đất Hà thành.

 2, Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm cuối đường Thanh Niên, bên bờ Hồ Tây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.
nhung-ngoi-chua-linh-thieng-nen-toi-tham-khi-du-lich-ha-noi-2
Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời tiền Lý, qua nhiều lần tôn tạo vẫn luôn là trung tâm Phật giáo của thành Thăng Long vào thời Lý Trần. Kiến trúc của chùa có sự hài hòa giữa vẻ uy nghiêm, trầm mặc, cổ kính của công trình và vẻ thanh nhã, êm dịu của hồ nước mênh mang. Nơi đây xưa kia là chốn vua chúa ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ vào ngày rằm, ngày Tết.
nhung-ngoi-chua-linh-thieng-nen-toi-tham-khi-du-lich-ha-noi-3
Ngày nay, chùa Trấn Quốc không chỉ là chốn linh thiêng đi về của phật tử mà còn là điểm tham quan, du lịch tâm linh lí tưởng, là danh thắng bậc nhất chố kinh kì.
3,  Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên được dựng trên một doi đất của thôn Nghi Tàm, xã Quảng An nay thuộc quận Tây Hồ. Với kiến trúc độc đáo 2 tầng, 8 mái, trông ngôi chùa như bông sen trên mặt nước Hồ Tây. Tương truyền, chùa được dựng trên nền cũ của cung Từ Hoa đời Lí, chùa vốn có tên là Đại Bi, sau được nhân dân góp công để mở rộng thêm và được chúa Trịnh tu bổ lại và đổi tên chùa là Kim Liên.
nhung-ngoi-chua-linh-thieng-nen-toi-tham-khi-du-lich-ha-noi-5
Chùa mang dáng vẻ cung đình, cổng chùa làm bằng gỗ khá đồ sộ và được chạm khắc công phu, hoa văn khắc trên kèo, cột, đầu mái chùa chủ yếu là hình hổ phù, hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn. Ngôi chùa này được xem là một trong những di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.
nhung-ngoi-chua-linh-thieng-nen-toi-tham-khi-du-lich-ha-noi-6
4, Chùa Hà
Chùa Hà hiện nằm trên phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy. Sau nhiều lần trùng tu, xây sửa, chùa Hà có kiến trúc khá hoành tráng và tôn nghiêm.
Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để cầu duyên. Những người đã có tình yêu thì đến cầu để nên vợ nên chồng. Những người chưa có tình yêu thì đến cầu để có tình yêu. Đây có lẽ là ngôi chùa có nhiều người trẻ tuổi tới thăm nhất.
 nhung-ngoi-chua-linh-thieng-nen-toi-tham-khi-du-lich-ha-noi-7
Không giống như những điểm đến du lịch khác, chùa là nơi phục vụ mục đích tín ngưỡng, nơi thờ Phật, thờ những danh nhân có công xưa. Người tới thăm và vãn cảnh chùa cần chú ý tới trang phục, nên mặc những quần áo chỉnh tề, không nên mặc áo không tay, quần và váy quá ngắn. Đến chùa là đến nơi cửa phật, bạn có thể cầu mong sự che chở, bảo vệ, cầu bình an, sức khỏe. Đến với nơi đây, lòng người cũng tự dưng mà tĩnh tại, thanh tịnh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *